Luật và thực tế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo DN này, sở dĩ có chuyện rủi ro này là do khi đi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất cho lô hàng trên mấy chục tấn xăng cách đây vài tháng, nhân viên làm thủ tục xuất nhập khẩu của công ty đã làm thất lạc bộ hồ sơ hải quan. Do vậy mặc dù thực tế lô hàng đã tái xuất nhưng công ty vẫn chưa được hoàn thuế nhập khẩu đã đóng trước đó theo quy định. Và có thể sẽ không bao giờ được hoàn số tiền thuế lên đến hàng tỉ đồng do sơ suất này.

Tại sao lại như vậy? Một cán bộ phòng thuế xuất nhập khẩu Cục Hải quan TPHCM giải thích: Theo quy định tại Thông tư 79 của Bộ Tài chính, ngày 20-4-2009 về việc “Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” quy định về việc hoàn thuế bắt buộc phải là bộ tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu bản chính của DN, chứ không chấp nhận bản photocopy. Mục đích của quy định này là nhằm phòng ngừa DN làm ăn gian dối, dùng bản photocopy để hoàn thuế nhiều lần, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Do vậy, đối với DN, mất tờ khai bản chính dù bất cứ trong trường hợp nào, hải quan cũng không thể làm thủ tục hoàn thuế cho DN được”. “Thực tế, những việc thất lạc giấy tờ nói chung và bộ hồ sơ xuất nhập khẩu nói riêng trong những trường hợp bất khả kháng như mất cắp, bị thiên tai, hỏa hoạn… vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những trường hợp như vậy thì có được xem xét giải quyết hoàn thuế? – chúng tôi đặt câu hỏi. Vị cán bộ hải quan khẳng định: “Hiện tại thì chưa giải quyết cho bất cứ một trường hợp nào. Chúng tôi đã phản ánh vấn đề này lên cơ quan quản lý cấp trên và đang chờ hướng dẫn xử lý”… Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, gia công xuất khẩu đều rất băn khoăn về quy định này. Họ cho rằng luật cũng do con người đặt ra để quản lý xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Nhưng trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh, bộc lộ những bất hợp lý thì việc phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển đi lên tất yếu của xã hội là rất cần thiết. Việc quy định cứng nhắc, bất hợp lý đối với những trường hợp “tình ngay, lý gian” trong lĩnh vực hoàn thuế như nêu trên không lẽ các cơ quan quản lý Nhà nước bó tay? Và DN phải hứng chịu hậu quả?
Hoàng Nhân
Nguồn: Báo Điện tử Người Lao động