Một dự án đầu tư phải qua 17 thủ tục
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Để có thể rút gọn hoặc sát nhập nhiều thủ tục làm một thì việc cần làm là phải xác định mục đích của ba việc: quản lý sử dụng đất; quản lý thời gian sử dụng đất và việc sử dụng đất của dự án ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, với ba mục đích nêu trên, để triển khai dự án thì nhà đầu tư phải trải qua khoảng 17 thủ tục.

Trước tiên, nhà đầu tư phải xin chủ trương đầu tư của tỉnh, sau đó là thủ tục cho phép triển khai nghiên cứu dự án. Thứ ba là thủ tục chấp thuận địa điểm triển khai. Tiếp đến là thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư… Thông thường nhà đầu tư trải qua chuỗi thủ tục hành chính phải mất không dưới ba năm cho một dự án lớn và khoảng sáu tháng cho một dự án nhỏ ngoài khu công nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Cung cho biết các thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường đã vô cùng phức tạp ngay từ trung ương, đến mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau. Chỉ tính riêng từ năm 2003 đến nay đã có hơn 3.500 trang văn bản của trung ương và các bộ về lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường. Việc nhà đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian, thực hiện nhiều thủ tục, tiêu tốn nhiều chi phí để hoàn thiện hồ sơ vẫn là trở lực lớn cho doanh nghiệp vì họ phải đến rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương.

Vấn đề đặt ra là chúng ta đang thiếu một cơ quan đầu mối hay một quy trình để liên kết, phối hợp giữa các cơ quan xử lý giải quyết mọi vướng mắc cho nhà đầu tư. Trong khi các cơ quan nhà nước đều khẳng định đã làm tốt phần việc của mình thì doanh nghiệp vẫn bị chậm trễ cho các dự án đầu tư của họ bởi các thủ tục hành chính gây nên.

Nguồn: Báo điện tử Pháp luật TP HCM