Ngân hàng: nạn nhân mới của thất nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bức tranh của thị trường lao động xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây. Hơn 3,2 triệu người mất việc tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào tháng 9 năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tăng gần 2% trong thời gian đó lên 8,1% tháng trước.

Tình trạng xói mòn nhanh chóng của thị trường lao động trở thành rào cản đối với sự phục hồi của nền kinh tế trong vòng 9 đến 12 tháng tới. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và chi phí tiêu dùng. Chi phí tiêu dùng giảm mạnh trong hai quý gần đây lần lượt là 4,3 và 3,8%. Chi phí tiêu dùng sẽ tiếp tục giảm khoảng 3% trong quý này.

Như vậy, trong 9 tháng, tổng mức giảm sẽ là 11%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tình trạng của các cuộc suy thoái trước đây, trong đó có cuộc suy thoái nghiêm trọng năm 1981-1982 (trong thời kỳ này, chi phí tiêu dùng chỉ giảm trong một quý.) Nói cách khác, tình trạng suy giảm chi phí tiêu dùng nghiêm trọng hiện nay ngang với thời kỳ Đại suy thoái.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng không chỉ ảnh hưởng đến chi phí tiêu dùng của các hộ gia đình. Điều ít người để ý là tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng tác động tực tiếp đến những nỗ lực đang đang được thực hiện nhằm bình ổn hoá hệ thống ngân hàng.

Trên thực tế, tốc độ và quy mô của tình trạng thất nghiệp là một trong những nhân tố chủ yếu (và khó nắm bắt) trong cuộc vật lộn của các nhà hoạch định chính sách nhằm phục hồi ngành ngân hàng.

Tình trạng thất nghiệp không ngừng tăng khiến làn sóng số nhà có nguy cơ bị tịch thu để trả nợ dâng cao. Các khoản nợ tiền mua xe hơi và các khoản vay tiêu dùng khác cũng tăng lên. Quá trình này đẩy các ngân hàng vào thế bí với các tài sản khó bán.

Không phải ngẫu nhiên mà tỷ lệ thất nghiệp là một tiêu chí trong bài “kiểm tra tâm lý” mà chính quyền Obama đang sử dụng để đánh giá nhu cầu hỗ trợ vốn của các ngân hàng. Trong bối cảnh hàng loạt các giả định “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” được đưa ra, các ngân hàng được đánh giá khả năng chịu đựng áp lực thất nghiệp tính từ mức 10,3% trong điều kiện hiện nay.

Sáu tháng trước khi giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát, không ai nghĩ rằng tình trạng thất nghiệp có thể lên tới hai con số. Nhưng nay thì điều đó trở nên rõ ràng khi xét đến tốc độ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng trong những tháng vừa qua và các dự báo tăng trưởng kinh tế giảm sút trên phạm vi toàn cầu.

Vài tuần trước, trong báo cáo giữa năm trước quốc hội, chủ tịch Fed Ben Bernanke trình bày các số liệu dự báo của Uỷ ban thị trường mở liên bang, theo đó, tỷ lệ thất nghiệp cuối năm 2009 sẽ nằm trong khoảng 8,3 đến 8,8%. Dự báo này đến giờ đã không còn cập nhật.

Trong khi các ngân hàng phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng do các tài sản không hiệu quả mang lại thì chi phí để bình ổn hoá hệ thống tài chính có thể vọt lên rất nhiều so với các ước đoán trước đây. Đây có thể là lý do tại sao Bộ trưởng Tài chính Tim Geither gần đây cảnh báo rằng chi phí để cứu hệ thống ngân hàng có thể vượt quá con số dự đoán ban đầu 700 tỷ đô la. Điều này đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Tình trạng thất nghiệp tồi tệ hiện nay có thể làm tăng chi phí của chương trình Vay thế chấp tài sản có điều kiện (TALF) mà Fed triển khai vài tuần trước. Chương trình nhằm cung cấp các khoản quỹ chi phí thấp cho các nhà đầu tư sẵn sàng mua các khoản vay tiêu dùng chứng khoán hoá khác nhau. Đây là một phần trong kế hoạch nhằm giúp các ngân hàng giải toả các tài sản và tiếp tục cho vay lại.

Chương trình được xây dựng như một dự án phối hợp giữa Fed và Bộ tài chính. Fed đã sẵn sàng cung cấp khoảng 1 nghìn tỷ đô la và Bộ Tài chính cung cấp 100 tỷ vốn đầu tư ban đầu cho chương trình. Trong tình hình hiện nay, chi phí cho chương trình TALF có thể tăng cao hơn đối với cả Fed và Bộ Tài chính.

Tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay khiến người ta không ngần ngại bỏ tiền để đối phó với khủng hoảng. Cả Fed và chính quyền Obama đều có quan điểm rõ ràng (Fed rõ ràng hơn trong khi Bộ Tài chính có phần dè dặt) rằng họ sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp để đối phó với suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính.

Thế nhưng, ở mức độ nào đó, cả ông Bernanke và ông Geithner sẽ thấy nản lòng khi nhận ra rằng mỗi lần họ đưa ra giải pháp thì chi phí cho nó không ngừng tăng lên.

Vân Sơn
Theo Fortune