Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam: Cách đột phá nào để trở thành mũi nhọn kinh tế?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đặc biệt ngành công nghiệp này được xác định chiến lược đến năm 2015 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vậy cách đột phá nào để đạt được mục tiêu?

Thành công trong khủng hoảng

Theo ông Lê Tiến Trường – Phó TGĐ thường trực Tập đoàn DMVN – thì ngành dệt may đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2009. Cụ thể trong khi ngành dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, thì DMVN vẫn duy trì được kim ngạch XK không giảm, mà ngược lại còn tăng được thị phần vào cả 3 thị trường chính và đã bứt phá lên vị trí thứ hai về thị phần tại Mỹ. Với những kết quả như vậy, DMVN đã lọt vào nhóm 5 nước XK dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2010, DMVN XK đạt 11,2 tỉ USD, khắc phục được 80% hiệu ứng của khủng hoảng, dự kiến sau năm 2012 sẽ đạt khoảng 12,9%. Theo dự tính, năm 2015 VN có khoảng 100 triệu dân, 50% trong số đó trong độ tuổi lao động.

Ngoài việc khẳng định là nền kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn DMVN tăng tốc theo mục tiêu môi trường làm việc, điều kiện làm việc, đời sống văn hoá tinh thần và thu nhập. Tập đoàn DMVN đã xây dựng chương trình hành động bao gồm cả việc tổ chức những hoạt động văn hoá tinh thần, nhà tập thể, chung cư cho công nhân. Theo ông Trường, mục tiêu của Tập đoàn DMVN là trở thành ngành kinh tế có lợi thế và trọng yếu. Do đó cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ các vấn đề thị trường, vấn đề sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, hiện DMVN phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu NK. Vì thế vấn đề lao động và công nghiệp phụ trợ, nguồn nguyên liệu là khâu quan trọng cho sự đột phá.

Mục tiêu 60% nội địa hoá

Từ chỗ năm 1995 chỉ làm gia công và đóng gói, đến nay tỉ lệ nội địa hoá đã đạt 46%, riêng Tập đoàn DMVN đạt 49%. Với mục tiêu phấn đấu tăng tỉ lệ nội địa hoá lên 60% vào năm 2015, Tập đoàn DMVN đã xây dựng mô hình các trung tâm dệt may hoàn chỉnh làm hạt nhân. Cụ thể là mô hình các chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế, sản xuất sợi, dệt, nhuộm đến may hoàn chỉnh một sản phẩm tại các khu công nghiệp có xử lý môi trường tốt… Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh cũng đã gắn với đào tạo nghề để cung cấp lao động cho các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, với những mô hình chuẩn hiện đại như thế chỉ phù hợp với khu công nghiệp tự động hoá cao, dùng ít lao động, giao thông thuận tiện. Do vậy, quá trình tái phân bố của các DN dệt may là cần thiết. Trong đó các DN may phải gắn về địa phương để làm cho NLĐ không phải đi xa.

Ông Trường cho biết thêm, chiến lược 10 năm (2011 – 2020) của ngành dệt may VN là xây dựng những hạt nhân ở những khu công nghiệp hiện còn phân tán. Theo đó, Tập đoàn DMVN xây dựng kế hoạch dịch chuyển. Điển hình như Cty may Nhà Bè đã dịch chuyển 12.000 lao động ổn định tại Bình Định thay vì tập trung tại TPHCM, góp phần giảm áp lực giao thông, nhà ở, sinh hoạt… cho công nhân. Đặc biệt ngành DMVN cũng phấn đấu đến năm 2015, thu nhập của công nhân dệt may sẽ đạt từ 250USD đến 300USD/người/tháng thay vì mức chỉ trên dưới 100USD/người/tháng như hiện nay.

Đặng Tiến
Nguồn: Báo Điện tử Lao động