Ngành thép: Cạnh tranh khốc liệt
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hơn nữa, theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), từ năm 2010, một số sản phẩm thép sẽ không còn được hưởng ưu đãi vào bảo hộ cao về thuế nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 đã có gần 630 nghìn tấn thép cuộn cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch nhập khẩu lên trên 300 triệu USD. Đây là con số nhập khẩu rất lớn bởi đã gấp hơn hai lần lượng thép tiêu thụ của các công ty thép trong nước. Trong đó, thép phế liệu là 2,3 triệu tấn, tăng 55%; các loại thép lá được mạ, thép cuộn, thép tấm lá đen đều tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Có thể thấy, các doanh nghiệp thép sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do cung ngày càng lớn hơn cầu, trong khi vẫn có nhiều dự án thép được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép cùng loại nhưng giá rẻ hơn của Trung Quốc, Nga và các nước ASEAN vẫn luôn sẵn sàng thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm thép cuộn cán nguội dải hẹp 1,5mm x 1,6mm nhập khẩu từ Trung Quốc tăng rất mạnh trong thời gian qua. Đây là sản phẩm có đặc tính kỹ thuật thấp, được các doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm ống thép. Sở dĩ loại sản phẩm này được nhập khẩu tăng vọt là do giá rẻ (có thời điểm rẻ hơn thép cán nguội trong nước từ 800.000 đồng- 1.600.000 đồng/tấn).

Do đó, năm 2010, ngành Thép tiếp tục gặp khó khăn, khi giá các nguyên liệu cơ bản như: quặng sắt, than, phôi thép, thép phế liệu, điện năng và một số loại nguyên liệu khác chắc chắn sẽ cao hơn so với năm 2009. Hơn nữa, còn ảnh hưởng bởi lộ trình tăng giá theo kế hoạch của ngành điện, than ở trong nước, làm cho nguyên nhiên liệu đầu vào của ngành Thép tăng, cũng như do tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến thuận lợi hơn năm 2009. Trong khi đó, là nước phụ thuộc khá nhiều vào phôi thép phế liệu nhập khẩu, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự hồi phục giá cả này.

Một điều đáng quan tâm nữa là các loại thép thứ phẩm, phi tiêu chuẩn, loại khổ hẹp nên chất lượng thấp. Hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thép cuộn cán nguội của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc cũng như thép kém chất lượng từ Nga mà tình trạng này còn diễn biến khá phổ biến tại một số nước khác trên thế giới. Trước tình hình này, nhiều nước đã áp dụng chính sách thuế chống phá giá đối với các sản phẩm sắt, thép ống nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc áp dụng hàng rào phi thuế quan để chống việc nhập khẩu hàng chất lượng kém và giá thấp từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, vừa qua, VSA đã đề nghị nâng thuế suất nhập khẩu cho sản phẩm mạ kim loại và sơn phủ màu- mã số 7210 từ mức 13% hiện này lên 17%. Lý do mà VSA đưa ra là trong các năm vừa qua, do kinh tế trong nước phát triển trên nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất tôn mạ kim loại, sơn phủ mày tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy sản xuất tôn mạ kim loại, sơn phủ mày trong nước đã đạt trên 1,3- 1,4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu trong nước chỉ ở mức 800.000- 900.000 tấn/năm. Do cung vượt xa cầu nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà máy trong nước còn phải đối mặt với sản phẩm nhập khẩu ngày một tăng từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia.

Đồng thời, để bảo vệ thép cuộc cán nguội trong nước, VSA đã có Công văn số 105/HHTVN gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Công thương, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ đề xuất một số biện pháp ngăn chặn như: sớm ban hành Bộ Tiêu chuẩn quốc gia về thép cuộn cán nguội, phối hợp với các Bộ, ngành quản lý để ngăn chặn các sảm phẩm thép kém chất lượng và phi tiêu chuẩn hội nhập vào Việt Nam, cạnh tranh không lành mạnh với loại thép cuộn cán nguội khổ rộng của các công ty sản xuất trong nước. Song song với đó, rà soát lại các công ty nhập khẩu và ban hành các quy định chặt chẽ về thủ tục khai báo Hải quan để tránh tình trạng nhập khẩu ồ ạt với số lượng lớn hoặc gian lận thương mại. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng không để các công ty tận dụng lãi suất ưu đãi của Ngân hàng để nhập khẩu sản phẩm thép mà trong nước đã sản xuất được và hiện đã dư thừa, trong đó có thép cuộn cán nguội.

Về vấn đề này, Vụ Xuất khẩu- Bộ Công Thương cho biết, nếu bất cứ sản phẩm thép của một quốc gia nào vượt quá 3% tổng lượng nhập khẩu vào Việt nam của ngành hàng đó và chứng minh được sự ảnh hưởng đến sản phẩm trong nước thì đều áp dụng biện pháp tự vệ. Các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu vấn đề mà các doanh nghiệp thép đang đặt ra.

Đây là bài học trong quản lý đối với các cơ quan chức năng, nếu có đầu tư dài hạn về sản xuất thép, thì các doanh nghiệp không rơi vào tình cảnh lao đao như hiện nay. Việc đầu tư ồ ạt và luôn bị động trước sản phẩm thép ngoại nhập “lấn sân” chắc chắn là vấn đề không thể giải quyết một sớm, một chiều mà cần phải có những giải pháp đồng bộ, việc áp dụng các chính sách thuế như hiện nay chỉ là những giải pháp mang tình thế mà thôi.

Lương Tuấn
Nguồn: VCCI