Nhiều công ty gia đình muốn “cởi áo cũ”
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nhu cầu tự thân

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh đã có xu hướng chuyển dịch vào các ngành có đòi hỏi cao về chất lượng lao động như thông tin truyền thông, dịch vụ chuyên môn khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, dịch vụ hành chính & hỗ trợ KD,…

Đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong năm 2010, một cách thức mới để thực hiện quá trình sắp xếp đổi mới là thông qua hoạt động mua bán nợ của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN – Bộ Tài chính (DATC). Thông qua hoạt động này, nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, mất hết vốn chủ sở hữu nhà nước, không đủ điều kiện cổ phần hóa, đã được DATC tái cơ cấu, chuyển đổi thành các công ty cổ phấn. Việc niêm yết cổ phiếu là bước cuối cùng của quá trình tái cơ cấu DN thông qua hoạt động mua bán nợ. Tính đến 31/12/2010, có 34 DN được hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu.  “Nhìn chung quá trình tái cấu trúc của các DN VN đã có những chuyển biến nhất định, đặc biệt là đối với khu vực tư nhân, khi mà nhu cầu tái cấu trúc của DN chủ yếu là nhu cầu tự thân. Đối với khu vực nhà nước, yêu cầu tách biệt rõ chức năng quản lý và chức năng chủ sở hữu đối với DNNN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một khi nền kinh tế  vận động theo quy luật thị trường  thì tất yếu các chủ thể kinh tế  cũng phải được vận hành theo quy luật thị trường”, TS. Phạm Thị Thu Hằng phát biểu.

Môi trường kinh doanh cùng thắng

“Trong 3 năm qua cộng đồng DN đang phải oằn mình chống lại bất ổn vĩ mô, lãi suất, lạm phát tăng cao… Để đối phó, DN phải thu hẹp sản xuất, hạn chế đầu tư trung và dài hạn… Hiện chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 11 với hàng loạt giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó nhiều giải pháp đã thực hiện trong quý II, III năm 2008, và kết quả như chúng ta đã thấy…. Chính vì chưa thành công nên hôm nay vẫn phải thực hiện lại…”, TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý KT TW (CIEM) nhớ lại…Theo ông Cung, cần phái đặt vấn đề ổn định vĩ mô một cách lâu dài và bền vững.

Trong ổn định vĩ mô, thắt chặt tài khóa, chi tiêu ngân sách, đầu tư công là nhiệm vụ số một, cốt lõi căn bản phải làm được là giảm bội chi ngân sách, tăng được hiệu quả đầu tư nhà nước… Ông Cung cũng cho rằng, mục tiêu  bội chi ngân sách đến năm 2015 còn 4,5% GDP vẫn là con số cao, cần phải giảm xuống 3%. “Phải giảm ở quy mô nhất định đủ để tạo ra niềm tin của thị trường và dân chúng để có sự thay đổi căn bản so với trước, tạo ra thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi…”, TS. Cung lưu ý. Chuyên gia này cũng đề nghị phải giám sát và thắt chặt đầu tư đối với DNNN vì thực tế hiện nay các DN này tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng…

“Bên cạnh sự ổn định kinh tế vĩ mô, để tái cấu trúc thành công, cần phải giảm nhanh và đi đến triệt tiêu dư địa người đầu tư tìm kiếm địa tô hơn là lợi nhuận; đồng thời phải có môi trường KD bình đẳng, lành mạnh theo nguyên tắc cùng thắng chứ không phải người này thắng, người kia thua… Đề đạt được điều đó thì phải đổi mới, dứt khoát chuyển sang cơ chế thị trường, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, chỉ đạo. Đồng thời phải đổi mới tư duy, hệ thống hỗ trợ, xúc tiến đầu tư… và cho đây là vấn đề cấp thiết..”- TS Cung đề nghị…

Thanh Thanh
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam