Nhiều doanh nghiệp "mù mờ" đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại hội thảo hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức tại TPHCM vào ngày 27-10, gần 100 doanh nghiệp đã được hướng dẫn những cách nhanh nhất để có thể đăng ký nhãn hiệu tại các nước.

Theo ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế còn khá mới với nhiều doanh nghiệp, thậm chí những doanh nghiệp nhỏ còn không quan tâm, chỉ khi một nhãn hiệu hàng hóa nào đó bị một doanh nghiệp nước khác đăng ký, lúc này, doanh nghiệp trong nước mới tìm cách lấy lại thì đã quá muộn.

Bà Nguyễn Thị Nguyên Lý, Phó trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ, cảnh báo nếu doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục không quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu và khi nhãn hiệu này bị doanh nghiệp nước ngoài  đăng ký trước thì nhiều khả năng mặt hàng sản xuất từ nước có đăng ký nhãn hiệu sẽ tràn vào Việt Nam, lúc này, doanh nghiệp rất khó lấy lại.

Bà Lý cho biết, hiện Cục Sở hữu trí tuệ đang hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk lấy lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhưng theo luật hiện hành thì rất khó và mất rất nhiều thời gian nếu theo đuổi vấn đề này.

Hiện có hai cách đăng ký quốc tế nhãn hiệu, một là doanh nghiệp đăng ký trực tiếp đến những nước mà họ cho rằng có khả năng phát triển tại thì trường này. Theo cách này doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu vào nước nào thì phải làm những thủ tục hồ sơ tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu nước đó và rào cản lớn nhất là ngôn ngữ.

Còn cách thứ hai là đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid, doanh nghiệp chỉ một lần nộp đơn nhưng có thể đăng ký một lúc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Ngôn ngữ đăng ký là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Hiện hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có 85 thành viên, trong đó, Việt Nam là thành viên từ năm 2006, nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thông qua hệ thống này có thể một lúc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tại 84 nước thành viên còn lại thuộc thệ thống này.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online