Èo uột công nghiệp phụ trợ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Phụ trợ ở… “chợ trời”

Câu chuyện 6 năm trước, khi đầu tư vào Việt Nam, đại diện Công ty Fujisu lặn lội tìm đến 64 doanh nghiệp (DN) trong nước nhưng không mua nổi… cái ốc vít, được nhắc lại tại buổi hội thảo về nền CNPT và mối liên hệ giữa các DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hồi cuối năm ngoái nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó lại là một điển hình cho thực trạng buồn của nền CNPT Việt Nam.

Không chỉ DN nước ngoài gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác Việt Nam cung cấp sản phẩm CNPT, ngay cả những DN sản xuất trong nước cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Kỹ sư cơ khí Phan Phát Năng, Giám đốc DNTN Phana, DN chuyên sản xuất dụng cụ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cho biết, mới đây DN sản xuất loại giường nằm nâng tự động. Khi sản phẩm gần xong, DN liên hệ nhiều công ty sản xuất trong nước để mua mô-tơ điện về lắp ráp cho chiếc giường nhưng tìm đỏ mắt vẫn không có. Cuối cùng, nhờ người quen mách nước, ông tìm đến “chợ trời” Nhật Tảo, TP.HCM và mua được chiếc mô-tơ điện đang cần.

“Đến “chợ trời” muốn mua cái gì cũng có, ê hề hàng nhập khẩu với đủ chủng loại, thương hiệu”, ông Phan Phát Năng nói.

Trên thực tế, thời gian qua, cùng với nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, nhiều DN sản xuất công nghiệp trong nước cũng đã lớn mạnh với kim ngạch xuất khẩu đạt hàng tỷ USD mỗi năm như giày – da, điện tử, may mặc. Tuy nhiên, hầu hết DN luôn bị động về nguồn nguyên liệu do phải nhập khẩu từ 50% – 80%, nên giá trị gia tăng rất thấp, thậm chí chỉ một biến động nhỏ của giá cả thị trường thế giới cũng dễ dàng dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản.

Đơn cử, lĩnh vực điện – điện tử, các DN có vốn ĐTNN chiếm tới 90% về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu, trong đó phần lớn CNPT đều do nhà máy vệ tinh của những DN này tự cung cấp. Ngành dệt may có khoảng 70% – 80% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Tương tự, ngành công nghiệp tàu thủy tự hào đã đóng và xuất khẩu các loại tàu có sức chở đến 53.000 tấn và đang triển khai đóng những loại tàu có sức chở hơn 100.000 tấn. Tuy vậy, theo đánh giá của một số chuyên gia, công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện chỉ là lắp ráp, riêng mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ… đều của nước ngoài.

Ngành sản xuất ô tô tuy được nhà nước “cưng chiều” bằng hình thức bảo hộ khá lâu và có hẳn một lộ trình dài để phát triển, nhưng đến nay lại có CNPT kém phát triển nhất, chỉ đạt 5% – 10% và sản xuất những sản phẩm đơn giản như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi… và một số chi tiết bằng nhựa.

Trước thực trạng èo uột do sản xuất manh mún, tự phát của CNPT trong nước, tháng 7/2007, Bộ Công thương đã ra quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành CNPT giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.

Tuy Quy hoạch phát triển CNPT được triển khai được gần hai năm, nhưng đến nay nhiều DN sản xuất CNPT đều rất mơ hồ hoặc không biết. Trong khi đó, phía các cơ quan triển khai chính sách, kế hoạch hỗ trợ cho Quy hoạch phát triển CNPT cũng thủng thẳng vì phải chờ… trình duyệt các bước triển khai.

Đòi hỏi bức thiết

Ngày 3/3, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt – Nhật, Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba phải thốt lên “tôi bị sốc” sau khi tìm hiểu về ngành CNPT của Việt Nam chỉ cung cấp được thùng các-tông, thậm chí chưa thể sản xuất vỏ chai rượu đủ chất lượng, tỉ lệ nội địa hóa thực chất rất thấp… VN vẫn phải nhập từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á nhiều loại phụ tùng, linh kiện.

Ông nói: Tôi đã rất ngạc nhiên khi được biết VN chỉ cung cấp được thùng các-tông và tôi đã bị sốc khi nghe nói rằng, các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản còn phải nhập khẩu đến cả chai rượu“.

Tại Hội thảo “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu – Phát triển Công nghiệp phụ trợ” tổ chức vào ngày 18/11/2008 ở Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận là ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) Việt Nam còn quá kém do các DN vẫn mạnh ai nấy làm. Vì vậy, đối với sản xuất phải chuyên môn hoá sâu và hợp tác rộng mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Các chuyên gia cũng cho biết: chính việc ngành CNPT còn yếu lại là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam khai thác mà ở đây chính là các DN nhỏ và vừa.

Ông Trần Văn Tần, Trưởng Phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) nói: để có ngành CNPT phát triển, chúng ta cần có chiến lược trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khóa để phát triển CNPT ở Việt Nam.

Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà nước phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp…

Ông Manabu Tsurutani, cố vấn chương trình Hỗ trợ tài chính cho doanh

Tôi đã rất ngạc nhiên khi được biết VN chỉ cung cấp được thùng các-tông và tôi đã bị sốc khi nghe nói rằng, các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản còn phải nhập khẩu đến cả chai rượu“.
(Ông Mitsuo Sakaba- Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam)

nghiệp nhỏ và vừa của JBIC cho biết, để thực sự có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế, chúng ta cần thiết phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNPT…

Có thể nói, nếu muốn có một nền công nghiệp vững chắc, việc phát triển ngành CNPT tại Việt Nam là không thể chậm trễ hơn!

Nguyễn Thành
Nguồn: Báo Điện tử Tổ Quốc