Phân loại doanh nghiệp – mở van tín dụng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo kế hoạch của Nghị định 11, trong 5 tháng cuối năm, ngân hàng sẽ được phép cho vay thêm khoảng 238.000 tỷ đồng, giải ngân bình quân 47.600 tỷ đồng/tháng, gấp đôi tiến độ giải ngân 7 tháng đầu năm nay. Đó là cơ sở để ngân hàng tin tưởng lượng cung tiền vào đầu quý IV sẽ tăng, giúp các doanh nghiệp có vốn phát triển sản xuất. Khi nguồn vốn dồi dào, các ngân hàng nhỏ sẽ không chạy đua lãi suất, từ đó lãi suất sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm.

Tuy nhiên, với khoảng 100 tổ chức tín dụng đang hoạt động hiện nay, tính đến ngày 31/8/2011, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã là 11,7%, trong khi Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm là 15-18%. Điều này đồng nghĩa với việc dư địa tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm không còn nhiều.

Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng chạm được nguồn vốn có lãi suất “mơ ước” đó. Trong khi đó, phân tích số liệu của hơn 500 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thì thấy, hiện có hơn 130.000 tỷ đồng “chết” trong hàng tồn kho, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và gần 20% so với đầu năm (theo khảo sát của CafeF.vn).

Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần một cơ chế tín dụng linh động theo đặc thù từng lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, những lĩnh vực cung vượt cầu, như dệt may, giấy nhăn và bao bì, đồ uống không cồn, phân bón và thức ăn gia súc, giày dép, sắt, thép…, thì dừng lại hoặc cho vay với những khoản vay ngắn hạn nhằm giảm bớt gánh nặng hàng tồn kho. Ngược lại, những ngành sản xuất cung còn ít, chưa đủ đáp ứng cầu như: đường, gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa…, thì vẫn phải mở van tín dụng.

“Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu mũi nhọn, trọng điểm của đất nước như: nông – lâm – thủy hải sản, cao su, dệt may… hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc thế mạnh kinh tế địa phương, xuất khẩu vào thị trường mới…, thì nên có hạn mức tín dụng dài hạn”, ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) đề xuất.

Tương tự, ông Đỗ Hoài Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, giải quyết bài toán vốn không khó. Ví dụ, đối với ngành nông sản, chỉ cần phân bổ cho từng lĩnh vực số vốn cụ thể, rồi giao hạn mức vốn cho ngân hàng, ngân hàng sẽ tìm những doanh nghiệp tốt cho vay, như vậy vừa cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp mà vẫn bảo toàn được vốn.

Về phía các ngân hàng cho vay, việc thắt chặt tín dụng là tốt, nhưng không nên cào bằng. Đối với những ngân hàng mạnh về vốn, quyết toán tài chính lành mạnh, tỷ lệ nợ xấu thấp, chủ yếu là cho vay trong khu vực sản xuất và có quy trình quản lý tốt, thì nên được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn những ngân hàng yếu kém.

Cùng quan điểm trên, ở góc độ của người tư vấn chính sách, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, để cứu doanh nghiệp, cần phải phân loại rõ lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đó tham gia chính, sau đó bóc tách doanh nghiệp khó ít, khó nhiều, từ đó sẽ lựa chọn hình thức và mức độ nới lỏng tín dụng phù hợpKhối ngân hàng tận dụng thời cơ.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử