Pháp luật lao động “bỏ quên” hợp tác xã
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Cho đến nay, tuy khu vực KTTT chưa xảy ra xung đột tranh chấp lao động lớn dẫn đến đình công… nhưng hiện tại cho thấy có nhiều bất ổn đang tiềm ẩn. Quá trình vận dụng các quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, một số quan hệ lao động mới phát sinh nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời.

Có thể khẳng định, quan hệ lao động trong HTX có sự khác biệt tương đối so với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Trong HTX, xã viên là chủ sở hữu vừa là người làm công ăn lương, HTX là người sử dụng lao động nên xã viên và người lao động có quyền đòi hỏi HTX thực hiện đầy đủ các chính sách về các quan hệ lao động nhưng đồng thời cũng phải có trách nhiệm đối với những người lao động không phải là xã viên HTX. Lợi ích của HTX được phân bổí đều và nằm trong lợi ích của từng xã viên. Do vậy, trong quá trình hoạt động, nhiều quy định của pháp luật lao động hiện hành chưa thực sự “khớp” và bao quát được thực tế diễn biến trong quan hệ lao động của tổ chức kinh tế HTX. Ví dụ trong Luật Lao động có rất nhiều quy định về lao động trong doanh nghiệp (Điều 3, 10, 11, 17, 20, 23, 24…) nhưng không quy định cho HTX dẫn đến nhiều việc nếu chuyển theo các điều khoản của Luật Lao động thì các HTX không có căn cứ để thực hiện.

Phó ban Chính sách Liên minh HTX Việt Nam Phan Vĩnh Điển viện dẫn: về phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Lao động, Điều 1 Bộ Luật Lao động quy định: “Bộ Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động”.

Như vậy, Bộ Luật Lao động chỉ điều chỉnh quan hệ làm công ăn lương (quan hệ hợp đồng lao động). Điều này có nghĩa, người làm việc trong các HTX chỉ được Bộ Luật Lao động điều chỉnh nếu họ làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, chứ không phải tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị này nói chung. Trên thực tế, số lượng xã viên tham gia lao động, làm việc cho chính HTX của mình là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có thể họ tham gia quản lý, cũng có thể họ tham gia trực tiếp sản xuất và đa số không ký kết hợp đồng lao động với HTX. “Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế, phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Lao động cần được mở rộng theo hướng điều chỉnh tất cả quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động (không phân biệt được nhận tiền lương hay được nhận tiền công lao động…)”- ông Kiểm nói.

Vấn đề hợp đồng lao động, việc giao kết hợp đồng lao động trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX chủ yếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có xác định thời hạn. Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị sử dụng hợp đồng lao động cho loại công việc theo mùa vụ nhưng số đó không nhiều, bởi phần lớn người lao động trong các HTX vừa là xã viên vừa là người lao động hưởng lương. Do vậy, theo kiến nghị của Liên minh HTX Việt Nam, cần có sự bổ sung các loại hợp đồng lao động (không chỉ 3 loại hợp đồng lao động như hiện nay), trong khi đó cần nghiên cứu, bổ sung các loại hợp đồng lao động trong các HTX, nhất là HTX nông nghiệp (như hợp đồng bán thời gian, dài hạn… hoặc cho phép các bên có thể ký nhiều hợp đồng lao động theo mùa vụ, bổ sung quy định về việc gia hạn hợp đồng lao động).

Nguồn: Báo Điện tử Người Đại biểu Nhân dân