Quy hoạch quốc gia về phát triển tổ chức hành nghề công chứng: Sẽ có phố công chứng?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Giảm áp lực, nhưng thiếu quy hoạch

Tính đến nay, cả nước có 244 tổ chức hành nghề công chứng (trước khi có Luật Công chứng là 129 tổ chức); trong đó có 131 phòng công chứng và 113 Văn phòng công chứng với hơn 600 công chứng viên. Các tổ chức hành nghề công chứng đã giảm áp lực lên bộ máy nhà nước, nhất là tại UBND các cấp; đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng. Hoạt động công chứng thời gian qua cho thấy, việc xã hội hóa công chứng đã được xã hội đón nhận, tạo điều kiện phát triển mạnh loại hình dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp này. Bên cạnh đó, việc tách bạch giữa công chứng và chứng thực đã tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề công chứng tập trung thực hiện đúng chức năng của mình. Cụ thể, việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch đã dần được tăng cường, bảo đảm tính pháp lý cho chủ trương từng bước chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã sang cho các tổ chức hành nghề công chứng, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Tuy nhiên, sự phát triển tổ chức hành nghề công chứng chưa có quy hoạch tổng thể, hợp lý trên cả nước và ở từng địa phương. Qua 2 năm thực hiện Luật Công

Quy hoạch số lượng tổ chức hành  nghề công chứng trên một đơn vị quy hoạch phải gắn với lộ trình phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo 2  giai đoạn: giai đoạn 2011 – 2015  và giai đoạn 2016 – 2020, bảo đảm sự phát triển phù hợp trong từng năm, từng giai đoạn, không quy hoạch phát triển quá 2 tổ chức hành nghề công chứng trên một đơn vị quy hoạch trong một năm

(Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam đến năm 2020)

chứng, chỉ có 28 địa phương có Văn phòng công chứng, trong đó riêng Hà Nội có 42 văn phòng, TP Hồ Chí Minh có 12 văn phòng, số tỉnh còn lại có từ 1 – 3 văn phòng. Do thiếu quy hoạch hợp lý, nên sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng còn nặng tính tự phát, chưa có sự điều tiết của Nhà nước. Có địa phương cho phép thành lập các văn phòng công chứng một cách tùy tiện, phát triển nóng, phân bố không hợp lý các tổ chức hành nghề công chứng; có những tỉnh, thành phố trên địa bàn một quận, huyện có tới 9 – 10 tổ chức hành nghề công chứng, nhưng ở nhiều huyện khác lại chưa có tổ chức hành nghề công chứng. Thậm chí, một số địa phương chưa quan tâm đến chủ trương xã hội hóa công chứng nên chính sách phát triển các văn phòng công chứng còn nhiều hạn chế.

Có một thực tế khác đáng quan tâm hơn, sau khi Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ – CP có hiệu lực, toàn bộ công tác chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký đã được chuyển sang cho UBND cấp huyện, cấp xã; các tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt thực hiện chứng thực bản sao. Tuy nhiên, việc chuyển giao hoạt động chứng nhận hợp đồng, giao dịch thuộc phạm vi công chứng sang cho tổ chức hành nghề công chứng gặp những trở ngại nhất định. Hậu quả là, ở một số nơi, công tác chứng thực ở UBND cấp xã quá tải, trong khi đó, lượng việc công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng lại ít, nên cá biệt đã có một số phòng công chứng phải giải thể. 

Có hình thành những phố công chứng?

Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và công chứng viên là người được Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật và các bên tham gia giao dịch trong việc thực hiện việc công chứng các hợp đồng, giao dịch. Với vai trò, chức năng đặc biệt như vậy, nên hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng phải mang tính ổn định và phát triển bền vững rất cao. Không giống như sự phát triển của các mô hình dịch vụ công khác, sự phát triển các tổ chức hành nghề công chứng cần có sự điều tiết, phân bổ và kiểm soát trong một quy hoạch tổng thể ở tầm quốc gia để bảo đảm các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập và phân bố một cách hợp lý, đáp ứng các yêu cầu công chứng của nhân dân một cách đầy đủ và thuận tiện, hạn chế việc các tổ chức hành nghề công chứng thành lập tràn lan rồi giải thể, hoặc phân bố không hợp lý, dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm giảm uy tín của hoạt động có tính chất công quyền của Nhà nước. Quy hoạch này được xây dựng dựa trên Tiêu chí quy hoạch phát triển hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bao gồm: nhu cầu công chứng của xã hội, diện tích và phân bố dân cư, dự báo tốc độ phát triển và nhu cầu công chứng của từng khu vực, bảo đảm sự hài hòa, hợp lý trong quy hoạch phát triển, lấy cấp huyện làm đơn vị quy hoạch giữa các tổ chức hành nghề công chứng. 

Hiện, Hội đồng thẩm định Đề xuất quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tư pháp thành lập đã tiến hành thẩm định một số tỉnh, thành. Hội đồng này có nhiệm vụ “rà soát tính hợp lý của đề xuất” từ địa phương. Và từ quy hoạch của từng địa phương, Hội đồng và các ngành liên quan xây dựng lên quy hoạch quốc gia. Điều này không hề đơn giản, bởi từ một quy hoạch có tính chất cục bộ, địa phương phải vẽ được một quy hoạch toàn quốc, toàn cảnh dự tính được nhu cầu xã hội trong thời gian tới, nhưng không để lại cảm giác hình thành các “phố công chứng” trong tương lai; đồng thời phải nhận được sự nhất trí cao từ các địa phương; tổ chức hành nghề công chứng.    

Để xây dựng được quy hoạch cần tiến hành nhiều hoạt động với sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành Trung ương và địa phương. Đặc biệt, việc xây dựng quy hoạch cần được tiến hành trên cơ sở các quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng của tất cả các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các địa phương hiện nay chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra. Hiện còn 10 địa phương chưa ban hành Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng, những địa phương đã có đề án thì mỗi nơi xây dựng một kiểu, đa phần chưa phải là Đề án có tính quy hoạch cho việc phát triển, điều tiết thành lập và phân bố các tổ chức hành nghề công chứng ở từng địa phương. Như vậy, Hội đồng này vừa phải tiến hành thẩm định đề xuất; vừa phải đôn đốc các tỉnh chưa xây dựng đề xuất quy hoạch để kịp kế hoạch trình Thủ tướng.

Phạm Thanh Hải
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân