Sắp cắt giảm hơn 3.000 dòng thuế: Thách thức lớn!
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Năm 2012 là thời điểm cuối cùng chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế đối với 2.800 dòng thuế nông sản và phi nông sản, cùng 330 dòng thuế sản phẩm công nghệ thông tin. Ông Chất cho rằng, lúc này, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị lực lượng hàng hóa có chất lượng, mang tính cạnh tranh tốt, thì đến khi việc cắt giảm thuế hoàn thiện, các doanh nghiệp thương mại sẽ đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng rẻ để hưởng ưu đãi thuế quan, hàng trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn.

– Như vậy, doanh nghiệp phải chuẩn bị những gì, thưa ông?

– Doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới hai vấn đề, không chỉ chuẩn bị hàng hóa tốt mà phải xây dựng mạng lưới phân phối tại thị trường trong nước. Kinh nghiệm cho thấy, trước đây các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam chỉ tập trung ở các thành phố lớn (Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM…).

Hiện nay, các thành phố lớn đã bão hòa, và các nhà bán lẻ nước ngoài đang có chiều hướng hướng đến thị trường nông thôn. Doanh nghiệp trong nước phải nên tận dụng lợi thế “sân nhà” để xây dựng mạng lưới phân phối, khách hàng thân thiện càng sớm càng tốt.

Chúng ta còn chưa đầy 8 tháng để làm việc này. Một cuộc khảo sát được Bộ Công thương tiến hành gần đây tại Chợ Mới (An Giang) cho thấy, một tình trạng đáng báo động là người dân biết nhiều tới các sản phẩm Trung Quốc hơn là các sản phẩm trong nước. Doanh nghiệp trong nước cần phải tính đến các chính sách hậu mãi, hướng nhiều hơn tới quyền lợi người tiêu dùng.

– Sau 4 năm gia nhập WTO, theo ông, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp Việt Nam đã lộ diện hết chưa?

– Điểm yếu thì đã lộ rõ, chúng ta không cung cấp được nguồn lao đồng theo yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài, khai thác vốn đầu tư yếu, cải cách thủ tục hành chính chậm… Đặc biệt, vấn đề đầu tư để nội địa hóa một số ngành công nghiệp đã không như mong muốn, chẳng hạn chiến lược nội địa hóa ngành ô tô dường như đã thất bại. Các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành này quá yếu, nhà đầu tư nước ngoài vào có nhu cầu sử dụng linh kiện, thiết bị phụ trợ trong nước nhưng chúng ta không đáp ứng được, họ buộc phải nhập khẩu, vậy thì làm sao có thể giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh. Rõ ràng đến nay, các nhà đầu tư tại Việt Nam chỉ tận dụng được nguồn nhân công rẻ. Trong khi các dịch vụ phục vụ cho các nhà đầu tư tại các địa phương lại yếu kém. Điển hình là nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương sau giờ làm phải chạy về TP HCM, do Bình Dương không đáp ứng được các dịch vụ cần thiết của họ. Hệ quả là việc di chuyển như vậy dẫn đến gia tăng tình trạng kẹt xe, tắc đường…

– Để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà nước có những giải pháp nào?

– Có những chính sách Nhà nước muốn hỗ trợ cũng khó, vì rất dễ vi phạm các điều khoản đã cam kết. So với trước thời kỳ gia nhập WTO thì Nhà nước không có khả năng hỗ trợ nhiều hơn, nhưng có thể thấy, nhà nước đã hỗ trợ trước đó rất nhiều. Hiện nay, không thể lấy ngân sách cho vay như trước nước. Nhưng nhà nước đã có những giải pháp hỗ trợ, như phối hợp với các ngân hàng thương mại tạo cơ chế giảm lãi suất cho vay, hay nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Ngoài ra, việc xây dựng những chính sách giảm thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh, hay đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề đưa kỹ thuật vào nông nghiệp…là vấn đề phải làm để hỗ trợ doanh nghiệp khi thị trường đã là sân chơi bình đẳng.

– Xin cảm ơn ông!

Đăng Thư (thực hiện)
Nguồn: Báo Đất Việt điện tử