Sử dụng phần mềm không có bản quyền: Có thể bị tước quyền xuất khẩu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 

Từ  81% máy tính vi phạm…

Ông Tarun Sawney, Giám đốc cao cấp phụ trách phòng chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á – Thái Bình Dương của BSA, cho biết những kết quả tích cực của việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm này cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm và vẫn đối mặt với những khó khăn rất lớn trong việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền xuống ngang bằng với tỉ lệ của khu vực và thế giới (60% và 42%). Doanh nghiệp sử dụng phần mềm vi tính lậu sẽ có nguy cơ không xuất khẩu được hàng vào thị trường Mỹ Đây là nghiên cứu thường niên lần thứ 9 về vi phạm bản quyền phần mềm của BSA, phối hợp cùng IDC và Ipsos Public Affairs, 2 trong số những hãng nghiên cứu độc lập hàng đầu trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là thu thập 182 đầu vào dữ liệu riêng và đánh giá xu hướng của thị trường máy tính và phần mềm ở 116 thị trường.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc BSA, ông Robert Holleyman, cho biết nạn vi phạm bản quyền phần mềm tồn tại dai dẳng, làm hao mòn nền kinh tế toàn cầu, sự sáng tạo của ngành công nghệ thông tin và khả năng tạo việc làm. Đồng tình, ông Hà Thân, Tổng Giám đốc Công ty Máy tính Lạc Việt, cho biết nếu 81% người tiêu dùng thừa nhận có hàng hóa bị ăn cắp, dù chỉ là đôi khi, thì chính quyền sẽ phải tăng cường lực lượng cảnh sát kiểm tra, xử phạt.

… Đến đối mặt nguy cơ

Ngày 9/5 vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 – Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra đột xuất việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính tại 4 doanh nghiệp có 100% vốn Đài Loan (1 doanh nghiệp tại Bình Dương và 3 tại TPHCM). Theo thông tin từ đoàn thanh tra, cả 4 công ty này đều có quy mô sản xuất lớn với số lượng công nhân từ 200-7.000 người, sản xuất hàng may mặc, các sản phẩm nhựa, sản xuất xe máy và linh kiện ô tô. Trong số hơn 221 máy tính được kiểm tra tại 4 doanh nghiệp, đã phát hiện một số lượng lớn phần mềm sao chép như Microsoft Window Server, Window XP, Microsoft Office, Lạc Việt, AutoCAD, SolidWorks, Adobe Photoshop. Theo ước tính, tổng giá trị phần mềm vi phạm lên tới hơn 4 tỉ đồng.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc cho rằng ngoài việc xử phạt các doanh nghiệp với mức phạt nghiêm khắc hơn theo Nghị định số 47/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan mới được Thủ tướng sửa đổi vào tháng 12-2011, các doanh nghiệp này còn phải đối mặt với việc khiếu kiện ra tòa từ các công ty sản xuất phần mềm.

TS Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, chia sẻ về những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sử dụng phần mềm không có bản quyền. Đó là  hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế sẽ đối mặt với nguy cơ bị tước quyền xuất khẩu. Đáng ngại hơn, theo ông Chu, việc Mỹ áp dụng đạo luật vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ cho thấy hành vi vi phạm bản quyền phần mềm đang trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Hết thời xài “chùa” 

Một chuyên gia kinh tế cho rằng nạn xài “chùa” phần mềm tại Việt Nam sắp hết thời và doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc trước khi quá muộn. Bởi theo đạo luật của Mỹ,  các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, giày, nhựa, nội thất…, nếu sử dụng các phần mềm sao chép để cài vào máy tính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì các sản phẩm hoàn chỉnh của họ cũng bị coi là sản phẩm vi phạm bản quyền và cấm xuất khẩu sang Mỹ.

(Theo Người lao động)