Sử dụng vốn hiệu quả: Bài toán khó với các doanh nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đặc biệt, tuy hiệu quả sử dụng vốn bị sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng các DN lớn của Việt Nam vẫn chú trọng việc tăng vốn, tăng quy mô, thay vì tập trung nâng cao hiệu quả và năng suất của đồng vốn tại DN. Có tới trên 60% DN được điều tra cho rằng, “khó huy động vốn” thuộc nhóm 3 khó khăn lớn nhất của DN trong năm 2011 và 2012. Trong khi đó, chỉ dưới 30% DN cho rằng, “thiếu dự án đầu tư có hiệu quả cao” là khó khăn lớn của DN trong 2 năm tới.

Không chỉ các DN lớn, mà các DN nhỏ và vừa cũng đang gặp vấn đề về sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Theo Báo cáo thường niên về DN nhỏ và vừa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2010, năng lực sử dụng vốn của DN ở tất cả các ngành được nghiên cứu đều có xu hướng giảm.

Một điểm yếu cố hữu của các DN Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa là, thường chỉ khi nào cần đầu tư mới, họ mới bắt đầu tính đến chuyện đi vay hoặc phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Chính việc không tính đến chiến lược dài hạn này đã làm DN Việt bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư.

Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, các DN Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nhiều DN không kiểm soát được dòng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung hạn, dẫn đến sự mất cân đối về nguồn vốn. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ DN dùng quá nhiều vốn tự có, nên hạn chế về vốn, khó tiếp cận các dự án lớn.

Trong một vài năm gần đây, nhiều DN, đặc biệt là các DN đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, tìm mọi cách tăng vốn cổ phần, trong khi chưa thực sự có dự án đầu tư có hiệu quả, dẫn đến tình trạng vốn cổ phần ngày càng tăng, nhưng tỷ số ROE và EPS ngày càng giảm.

Các công ty theo đuổi mô hình kinh doanh hiệu quả vốn (Capital Efficient Model) luôn tìm cách xây dựng hoặc tái cấu trúc các yếu tố trong bảng cân đối kế toán để khơi dậy mọi cơ hội nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế như hiện nay, các công ty cần tiến hành cấu trúc lại danh mục tài sản trong bảng cân đối kế toán của mình theo hướng loại bỏ bớt những tài sản không quan trọng và bỏ qua những dòng tiền khó kiểm soát, tập trung đầu tư vào những hoạt động có thể đem lại hiệu quả cao.

DN cần xây dựng cấu trúc vốn tối ưu nhằm làm giảm rủi ro và chi phí vốn. Thực tế cho thấy, khó có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao nếu chỉ sử dụng vốn tự có. Do vậy, DN cần xác định một tỷ lệ vốn vay hợp lý trong cấu trúc vốn của mìnhn

Lê Anh Đức – Trưởng phòng Nghiên cứu, Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam