Tạo đột phá về thuế, tín dụng 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Phát biểu tại Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019 với chủ đề Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã nói rằng, đúng là giá thành ô tô ở Việt Nam hiện đang cao so với các nước khác, kể cả những nước đang phát triển cũng như những nước xung quanh…

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, ngành ô tô vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về chất lượng và số lượng so với các quốc gia trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Máy móc, công nghệ còn lạc hậu; chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn thấp và giá thành cao. Để tạo nên giá thành một chiếc ô tô có hai phần rất quan trọng là sản xuất lắp ráp trong nước và phần thứ hai là thuế, phí. Ngoài những yếu tố chính nêu trên, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá thành xe đó là dung lượng thị trường của Việt Nam còn nhỏ; dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô không lớn vì phải tuân thủ các cam kết quốc tế; chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô. Vì không có “đầu tàu” nên rất khó để kéo những toa tàu – nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Đây là một thực tế.

Về tổng thể, những lý do trên là đúng khi lý giải vì sao giá ô tô ở nước ta vẫn ở mức cao. Vậy nhưng xét ở khía cạnh chính sách, có một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành mỗi chiếc xe đó là thuế, phí. Nói như Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là chúng tôi đã họp rất nhiều lần, nắm bắt được nhu cầu, đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ô tô của Việt Nam, kể cả trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất sửa đổi và bổ sung một số quy định liên quan đến thuế, phí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu… Vậy nhưng thực tế thì giá xe vẫn ở mức cao. Điều này đi ngược lại mục tiêu mở rộng quy mô thị trường, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận.

Bởi vậy, một số ý kiến cho rằng, để giải quyết mâu thuẫn này phải trả lời được câu hỏi rằng có khuyến khích người dân sử dụng ô tô cá nhân không? Nếu khuyến khích thì cần thiết phải có định hướng cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành các chính sách về hạ tầng giao thông, huy động vốn; thuế, phí, môi trường… theo hướng đồng bộ hơn. Đặc biệt quan trọng là các chính sách về thuế cần ổn định lâu dài và có tính tiên liệu, nếu không doanh nghiệp không thể xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn mà chỉ đầu tư theo kiểu “ăn xổi”.

Tại Thông báo số 377/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam diễn ra mới đây cũng đã khẳng định, cần có đột phá về các chính sách thuế, tín dụng để tháo gỡ các nút thắt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển. Việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có thể tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Rõ ràng, để ngành công nghiệp ô tô phát triển cần có tầm nhìn xa và rộng hơn. Ví như có thể chấp nhận giảm thu ngân sách trong ngắn hạn để tạo cơ sở tăng thu trong tương lai.