Thu phí, lệ phí chứng thực theo Thông tư nào là hợp lý?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thứ nhất, Theo quy định tại Thông tư số 92, thời điểm có hiệu lực là 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và Thông tư này thay thế nội dung hướng dẫn về lệ phí chứng thực bản sao, chữ ký tại Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21.11.2001 (Thông tư số 93). Như vậy, bắt đầu từ thời điểm Thông tư số 92 có hiệu lực thi hành, mức thu lệ phí cấp bản sao, chứng thực bản sao, chữ ký tại các Phòng Tư pháp; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng căn cứ theo quyết định mức thu của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Song song với đó, các Phòng Tư pháp; các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ không còn áp dụng mức thu phí, lệ phí chứng thực bản sao, chữ ký được quy định tại Thông tư số 93 sẽ không nảy sinh vướng mắc, nếu như cùng hoặc trước thời điểm mà Thông tư số 92 có hiệu lực cũng là thời điểm mà HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kỳ họp. Trong trường hợp, phải một thời gian dài sau (3 tháng hoặc 6 tháng) HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương đó mới tổ chức kỳ họp thường kỳ thì việc áp dụng mức thu lệ phí chứng thực bản sao, chữ ký tại các Phòng Tư pháp, các xã, phường, thị trấn trên địa phương sẽ căn cứ vào Thông tư số 93 hay Thông tư số 92? Tất nhiên, nếu thời điểm Thông tư số 92 đã có hiệu lực thi hành thì đương nhiên những quy định về mức thu lệ phí chứng thực bản sao, chữ ký có liên quan đến Thông tư số 93 sẽ không còn hiệu lực áp dụng. Nếu chỉ vì vấn đề liên quan đến việc quy định mức thu phí, lệ phí chứng thực, cấp bản sao mà HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải triệu tập một kỳ hợp bất thường cũng nảy sinh khó khăn, tốn kém, nhưng phải chờ kỳ họp thường lệ của HĐND thì trong “khoảng trống” này, các Phòng Tư pháp; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn sẽ áp dụng mức thu phí, lệ phí có liên quan đến vấn đề chứng thực bản sao, chữ ký như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
      Thứ hai, Theo quy định tại điểm b, mục 4 của Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25.5.2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí thì: “Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Danh mục lệ phí; mức thu; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng thì các tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản về: a, Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh phí và lệ phí) hoặc để Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính); b, UBND cấp tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh”. 
      Như vậy, Thông tư số 92 quy định cho “ HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu phí, lệ phí…” cũng chưa cụ thể; Cần quy định: UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định về mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực áp dụng tại địa phương trong kỳ họp thường kỳ hoặc kỳ họp bất thường. 
      Việc quy định và áp dụng mức thu phí, lệ phí chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký tại các Phòng Tư pháp; các xã, phường, thị trấn rất cần cụ thể, hợp lý để thuận lợi cho công dân, tổ chức có liên quan thực hiện.

Xuân Viễn
Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân