Trái phiếu doanh nghiệp: Bị can thiệp quá mức?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, cũng theo một số chuyên gia, nghị định này sẽ gây trở ngại khi đặt ra nhiều quy định can thiệp quá mức vào hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi giới thiệu các ý kiến đóng góp sau đây để bạn đọc tham khảo.

Hạn chế việc cơ cấu nợ!

Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích “thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp; cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, theo luật sư Trần Anh Đức (Đoàn luật sư TPHCM), với nhiều quy định mang tính áp đặt nghị định trên sẽ khó lòng đáp ứng được mục tiêu mà chính mình đặt ra.

Tỷ lệ của bên nước ngoài

Một quy định khác cũng gây băn khoăn là yêu cầu phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài đối với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là một hạn chế không thực tế vì trái phiếu chuyển đổi không có nghĩa là sẽ phải chuyển đổi. Thông thường thì trái phiếu chuyển đổi dành cho trái chủ quyền được chuyển đổi và trái chủ có thể lựa chọn không chuyển đổi. Khi chưa chuyển đổi thì sẽ không ảnh hưởng tới sở hữu nước ngoài. Do vậy, việc đảm bảo sở hữu nước ngoài chỉ nên áp dụng khi chuyển đổi trái phiếu.

Ví dụ, một trong những quy định mới là không được phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam. Quy định này nhằm hạn chế việc chuyển nợ trong nước thành nợ nước ngoài, gây áp lực lên tỷ giá, cán cân ngoại hối. Thế nhưng, trong tình hình khó khăn về nguồn vốn như hiện nay thì việc cấm đoán nói trên lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Luật sư Đức cho biết nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang phải trả lãi vay tiền đồng với lãi suất là 25%/năm nên họ rất mong muốn đi vay nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu bằng đô la cho nước ngoài với lãi suất chỉ khoảng 11-12%/năm để có tiền trả nợ trước hạn khoản vay tiền đồng. “Nghị định 90 đặt dấu chấm hết cho mong muốn trên của doanh nghiệp!”, luật sư Đức nói.

Hoặc một quy định khác có thể gây khó khăn cho mục tiêu cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp là yêu cầu phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư khi phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án. Theo luật sư Đức, quy định này chỉ nên áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, còn áp dụng với các doanh nghiệp khác là can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, việc phát hành trái phiếu là nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc công ty mẹ huy động vốn nhằm thực hiện dự án của công ty con. Nghị định không đề cập tới các trường hợp này và không rõ là tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ áp dụng như thế nào.

Bảo vệ ai?

Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, muốn phát hành trái phiếu trong nước doanh nghiệp  phải đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh của năm liền kề có lãi (tương tự quy định hiện hành). Còn đối với phát hành trái phiếu quốc tế thì doanh nghiệp phải đảm bảo ba năm có lãi liên tục (hiện hành không quy định). Luật sư Đức cho rằng các quy định nói trên hoàn toàn trái với điều 88 của Luật Doanh nghiệp về quyền phát hành trái phiếu và đã tước đi quyền chủ động huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế một công ty có thể thực hiện nhiều dự án và họ thường lập một công ty con để thực hiện một dự án cụ thể. Quy định về số năm có lãi sẽ không cho các công ty dự án hoặc công ty con được phát hành trái phiếu.

Có ý kiến cho rằng việc quy định doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi là cần thiết nhằm ngăn ngừa

Chỉ nên là nội bộ!

Theo quy định mới, phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước là công ty cổ phần/TNHH phải được tổ chức đại diện phần vốn nhà nước phê duyệt. Trong khi đó, theo Luật Doanh nghiệp thì cơ quan cao nhất của doanh nghiệp là đại hội đồng cổ đông, chứ không phải là tổ chức đại diện phần vốn nhà nước. Phải chăng, có thêm một cơ quan khác đứng trên đại hội đồng cổ đông? Theo luật sư Trần Anh Đức, việc phải có sự chấp thuận của tổ chức đại điện phần vốn nhà nước chỉ nên là một thủ tục nội bộ mà người đại diện phần vốn nhà nước phải xin ý kiến chứ không nên là một thủ tục bắt buộc với công ty cổ phần.

rủi ro và bảo vệ an toàn cho các trái chủ. Thực tế, trong tình hình “đói” vốn hiện nay nhiều công ty tìm cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng cách đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn lên tới 21-22%/năm hoặc cao hơn nữa. Tình hình này khiến cho không ít người lo ngại, cho rằng cách huy động vốn nói trên có thể gây ra rủi ro khó lường cho các trái chủ khi công ty phát hành thua lỗ, phá sản.

Không đồng ý với cách nhìn nói trên, luật sư Đức cho rằng mua trái phiếu cũng là một hình thức đầu tư mà đã đầu tư thì phải chọn mặt gửi vàng và chấp nhận “lời ăn rủi chịu”. Nhà nước hoàn toàn không nên và cũng không thể can thiệp vào tất cả các giao dịch dân sự. “Nhà đầu tư phải thẩm định phương án  kinh doanh và tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình chứ sao Nhà nước lại quyết định hộ”, luật sư Đức đặt vấn đề.

Thủ tục rắc rối

Không chỉ áp đặt nhiều điều kiện, Nghị định 90 còn đặt ra những yêu cầu được xem là khắt khe, không rõ ràng về thủ tục. Ví dụ: điều 16 của nghị định yêu cầu hồ sơ phát hành phải có văn bản chứng minh đã hoàn thành thủ tục đầu tư. Theo luật sư Đức, quy định này có nghĩa là dự án đã phải được đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT chấp thuận và phải được sự đồng ý, hay giấy phép từ cơ quan nhà nước để đầu tư dự án. Quy định này là quá rộng và sẽ gây khó cho doanh nghiệp. 

Hoặc điều 30 yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải làm thủ tục thông báo với Bộ Tài chính, riêng với công ty đại chúng thì phải đăng ký và xin ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán. Quy định này không nói rõ là khi nào phải thông báo? Sau khi ký hợp đồng hay sau khi hoàn tất phát hành?

Nguyên Tấn
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online