VCCI ra bộ tài liệu về lao động cưỡng bức trong ngành dệt may
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo ước tính của ILO, có khoảng 21 triệu người trên thế giới là nạn nhân của lao động cưỡng bức và ngành sản xuất là một trong những ngành có nguy cơ cao nhất. Vì vậy, xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong bốn quyền lao động cơ bản đã được các thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhất trí thông qua và đảm bảo trong hệ thống pháp luật và thực tiễn ở quốc gia mình. Chống lao động cưỡng bức còn được Liên đoàn giới sử dụng lao động Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (ACE) coi là một ưu tiên quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.

Đối với Việt Nam, ngành dệt may là một ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 5 trên thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp may Việt Nam có liên kết trực tiếp với chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn trên thế giới, do đó, các doanh nghiệp này cần đảm bảo rằng không có hiện tượng cưỡng bức lao động trong ngành.

TS Chang-Hee Lee – Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, như việc tham gia Hiệp định TPP, việc đảm bảo tuân thủ các quyền lao động cơ bản, bao gồm xóa bỏ lao động cưỡng bức, nên là một ưu tiên quan trọng. Lao động cưỡng bức trước hết là sự vi phạm nhân quyền, đồng thời có thể gây tổn hại cho cả ngành công nghiệp bởi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể có liên kết trực tiếp với chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, tài liệu hướng dẫn giúp trang bị cho người sử dụng lao động ra đời nhằm trang bị cho người sử dụng lao động những hiểu biết cần thiết để nhận diện lao động cưỡng bức và làm thế nào để loại bỏ nguy cơ lao động cưỡng bức trong hoạt động và trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Theo đó, tài liệu sẽ bao gồm: chương trình đào tạo được thiết kế nhằm hỗ trợ việc phổ biến tài liệu, hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động. Thông qua đó, cung cấp bộ công cụ hoàn chỉnh cho giảng viên để tiến hành các khóa tập huấn, bao gồm: Chương trình đào tạo mẫu: Đào tạo 1 ngày hoặc 4 phiên tập huấn riêng; 7hoạt động đào tạobài tập lập sơ đồ việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng, các bài tập tình huống, ví dụ thực tiễn tốt, …

Box: Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 của ILO (Công ước số 29) định nghĩa về lao động cưỡng bức như sau: Mọi công việc và dịch vụ một người bắt buộc phải thực hiện dưới sự đe dọa hình phạt và người đó làm một cách không tự nguyện. Các chỉ số của cưỡng bức lao động (theo ILO) bao gồm: Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa; giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định.

M.Thanh
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp