VN sẽ là điểm đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Ngô Công Thành, mặc dù Bộ chưa có con số thống kê cụ thể các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nhân trong năm 2008, song có thể thấy rõ hoạt động này đang chậm hơn trước rất nhiều. Nguyên nhân là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp không đủ lượng tiền để thực hiện các vụ M&A.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi khủng hoảng kinh tế sâu rộngtoàn cầu, thì VN lại là thị trường được nhiều tập đoàn nước ngoài để mắt đến với mục đích tìm kiếm cơ hội mua bán công ty trong thời kỳ hồi phục kinh tế. Nói như Cố vấn về hỗ trợ kỹ thuật quốc tế, Ủy ban Thương mại Mỹ Timothy T. Hughes: “VN với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá là một thị trường hấp dẫn”.

Ông Timothy T.Hughes cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc lựa chọn những thương vụ mua bán công ty tốt là rất quan trọng, dựa vào nhiều yếu tố như chính sách phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Do đó VN đáp ứng được nhiều yếu tố này nên là điểm đến phù hợp khi kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn suy thoái.

Dự kiến một hội thảo quốc tế về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương)… tổ chức tại TP HCM từ ngày 13 đến14/7, tập trung đề cập các vấn đề thời sự, pháp lý, kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này. Đặc biệt các cơ hội mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong 4 ngành lớn của VN là phân phối, tài chính, bất động sản và công nghệ thông tin, sẽ được giới thiệu trong dịp này.

Hoạt động M&A ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và có xu hướng tăng nhanh bởi hệ thống pháp luật ngày càng thông thoáng hơn và thị trường ngày càng mở hơn. Năm 2007, Việt Nam có 113 thương vụ M&A với tổng giá trị là 1,8 tỷ USD so với 38 thương vụ trị giá 300 triệu năm 2006.

Tần Vy
Nguồn: Báo điện tử VnExpress