Xuất khẩu tại chỗ – Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán tiền mua hàng bằng ngoại tệ nhưng giao hàng cho doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để tiếp tục sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

Để được hưởng các ưu đãi về thuế, doanh nghiệp phải thoả các điều kiện sau:

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương ký với thương nhân nước ngoài, trong đó ghi rõ mặt hàng, số lượng,tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhận hàng tại Việt Nam.

Thương nhân nước ngoài phải thực hiện thanh toán tiền đối với hàng xuất khẩu tại chỗ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng.

Doanh nghiệp phải mở tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ.

Hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ sản xuất (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.

Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được hưởng các lợi ích về thuế Thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.

Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải xuất trình với cơ quan thuế địa phương đầy đủ các hồ sơ sau:

Hóa đơn giá trị gia tăng xuất giao cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ khi giao hàng, trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ nhận hàng (cơ sở nhập khẩu) và địa điểm giao hàng tại Việt Nam.

Hợp đồng mua bán ký giữa doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ với thương nhân nước ngoài.

Chứng từ thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại chỗ với thương nhân nước ngoài qua ngân hàng và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ.

Trường hợp cơ sở xuất khẩu tại chỗ không có đủ thủ tục, hồ sơ trên thì không được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, cơ sở xuất khẩu tại chỗ phải thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng như hàng hóa tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh thuế giá trị gia tăng, hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu còn chi phối bởi quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu.

Hình thức xuất khẩu tại chỗ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì xuất khẩu sang nước ngoài cần nhiều chi phí cho việc xúc tiến thương mại, tìm đối tác, nộp thuế và phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nguồn tài chính vững vàng.

Công ty luật PLF
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp